Thưởng thức hương vị trà

Trà mang lại niềm hứng khởi, niềm say mê. Ẩn đằng sau mỗi loại trà là cả một câu chuyện. Hãy cùng trải nghiệm câu chuyện đó nhé.

Trà mang lại sự trong lành cho cuộc sống

Gạt bỏ những lo âu, xoay xoay câu chuyện về cuộc đời, tình yêu và những điều diệu kỳ.

Ấm trà cùng tri kỷ

Thấu hiểu bè bạn cùng ấm trà huyền diệu.

Cùng trà kết nối kinh doanh

Cùng xây dựng dự án, kết nối bạn, bàn công việc và cho ngày mai tươi sáng.

Ấm áp ngày đông

Ấm áp cuộc sống, ấm áp niềm vui cùng tách trà trong những ngày đông giá lạnh.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Những điều không nên khi uống trà, uống trà thông minh.

Trà xanh rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải uống lúc nào cũng có tác dụng, thậm chí nếu uống không đúng cách sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 

Không uống trà khi đói bụng: Vì chất trà sẽ đi vào tạng Phế làm lạnh hai tạng Tỳ và Vị. 
Không uống trà quá nóng: Người ta tính rằng nếu uống trà nóng trên 65oC sẽ dễ bị tổn thương vách trong của bao tử dẫn đến đau bao tử. Nhiệt độ lý tưởng khi uống trà là 56oC.

Không uống trà lạnh: Vì dễ gây lạnh bụng dẫn đến biếng ăn và tích đàm.
Không nấu trà quá lâu: Vì những chất phenol, chất béo và hương trà sẽ bị mất đi trong quá trình oxy hóa. Nấu trà lâu cũng làm cho nước trà bị đục, trông mất ngon. 
Không nấu trà nhiều lần: Theo kinh nghiệm, đun trà lần đầu thì dung chất là 50%, lần hai còn 30%, lần ba còn 10%, lần thứ tư thì trà đã chẳng còn là trà mà đã thành nước độc. 
Không uống trà trước khi ăn: Vì như thế sẽ kích thích bao tử tiết ra nhiều chất chua làm mất cảm giác ngon miệng, khiến cơ thể hấp thụ kém đi.
Không uống trà ngay sau khi ăn: Vì điều này sẽ tạo ramột phản ứng kết tủa khiến bao tử khó hấp thụ được chất sắt - một chất rất cần cho cơ thể - trong thức ăn.
Không uống thuốc bằng nước trà: Vì trà sẽ làm cho thuốc mất tác dụng. Người xưa từng có câu: “trà diệp thủy giải dược” (nước trà có thể hóa giải tất cả các thuốc men).
Không uống trà để qua đêm: Vì khi để lâu như vậy, rất có thể trong nước trà đã xuất hiện những loài vi sinh và nấm mốc.

Sưu tầm!

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Cách phân biệt 4 loại trà trên thế giới.

Trà là một ẩm thực đặc biệt mang lại sự minh mẫn và bình an cho cuộc sống. Sau đây Amthuctra xin giới thiệu 4 phân loại trà trên thế giới.

Bản VIDEO:

Chúc các bạn thưởng thức trà đúng điệu.
www.amthuctra.com

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

7 loại trà tốt cho người huyết áp tăng đột ngột

Trong khi đối tượng tiêu thụ cà phê trên thế giới tăng không nhiều thì đối tượng thưởng thức trà trên thế giới lại tăng không ngừng. Đơn giản là vì từ nhiều năm nay, trà không chỉ được xem là nước uống thông thường mà còn có tác dụng ngừa bệnh: Áp huyết cao, tim mạch, thông huyết...Sau đây xin giới thiệu những loại trà có tác dụng tốt cho những người áp huyết tăng cao đột ngột dễ gây tử vong.



1- Trà lá sen (lotus)
Theo các nhà khoa học Trung Quốc thì nước sắc và nước ngâm từ lá sen có thể khai thông các mạch máu, giải độc và hạ huyết áp. Không những thế, lá sen còn là phương thuốc hữu hiệu có tác dụng hạ thấp lượng mỡ trong máu. Cách chế biến: Lấy lá sen rửa sạch, thái nhỏ và cho vào nồi nấu với nước lọc, đun sôi kĩ để nguội và uống thay trà.

2- Trà hoa cúc (chrysanthemum)
Hoa cúc không chỉ là loài hoa đẹp, được nhiều người yêu thích mà nó còn là loài hoa có lợi cho sức khỏe. Loài hoa cúc thường được sử dụng làm dược phẩm là cam cúc (camomile), vị hoa không đắng, đặc biệt là những loài cúc màu trắng. Cách dùng: Lấy những cánh hoa cúc, đun với nước đến khi sôi, để nguội uống thay trà. Bạn cũng có thể lấy hoa cúc cộng với hoa kim ngân (honeysuckle) và cam thảo (liquorice) sắc lấy nước uống, chúng có tác dụng làm mát gan, sáng mắt, giải độc, đặc biệt là có tác dụng với người cao huyết áp và xơ vữa động mạch vành.

3- Trà hoa hòe (flowery)
Nụ hoa hòe phơi khô đun sôi kỹ với nước lọc để nguội, uống nhiều lần trong ngày, sẽ có tác dụng điều chế bệnh huyết áp cao. Ngoài ra, hoa hòe còn có tác dụng làm suy yếu cơn đau và làm co giãn mạch máu.

4- Trà táo mèo
Táo mèo từ lâu được coi là loài quả tốt cho y học. Các hợp chất trong táo mèo có khả năng hạ thấp huyết áp cao, giúp tiêu hóa tốt, làm mạch máu được mở rộng, giảm lượng đường trong máu. Cách dùng: Thái táo mèo ra từng miếng và ngâm với nước uống thay trà trong ngày.

5- Trà râu ngô (corn silk)
Trà râu ngô không chỉ có tác dụng điều trị cao huyết áp mà còn có tác dụng chữa tiêu chảy, cầm máu, lợi tiểu và tốt cho dạ dày. Đun sôi nước râu ngô uống thay trà, mỗi lần dùng từ 20-30g.

6- Trà hà thủ ô (multiflorous knootweed)
Là loại nước uống có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp cao rất hữu hiệu. Cách dùng: Lấy lá và hoa cây hà thủ ô đun với nước lọc, đun sôi khoảng 30 phút, để khi nước ấm thì uống. Ngày uống một lần sẽ giúp bạn điều trị bệnh rất tốt.

7- Trà cát căn (kudzu)
Cây cát căn có tác dụng cải thiện được sự hoạt động của mạch máu não, giảm đau đầu, đau mỏi chân tay, đầu gối do bệnh cao huyết áp gây lên. Cách chế biến: Dùng cây cát căn thái ra, mỗi lần lấy khoảng 30g đun với nước lọc, uống nhiều lần trong ngày.


Sưu tầm.

3 hạng trà theo cách phân chia tại Nhật Bản


Rất nhiều người ngoại quốc khi uống trà xanh Nhật Bản thường đưa ra những ý kiến khác biệt nhau, thậm chí có lúc họ thấy rất ngon, có lúc họ thấy rất nhạt nhẽo. Ðó là vì họ không biết cách pha và uống trà. Nhưng điều quan trọng nhất, ít ai để ý đến đó là loại hạng của trà mà họ uống. Trên thị trường trà xanh Nhật Bản có hàng trăm loại khác nhau. Từ loại rất rẻ được đóng gói cỡ 500 grams hay một kg trong bao giấy kính trong suốt dùng cho việc uống trà hàng ngày hay ở các giờ giải lao của hãng xưởng. Ðến những loại cao cấp rất đắt đựng trong những chiếc hộp bằng kim khí nhỏ nhắn cỡ 50ml rất trang nhã đựng trong một hộp bằng gỗ trình bày rất đẹp. Trong đó kèm theo một vài tờ giấy như lụa ghi xuất xứ, lịch sử của sản phẩm có dấu hiệu, ấn ký của nhà sản xuất…
Mục đích của bài viết này nhắm vào loại trà cỡ trung bình trở lên, còn những loại trà hạ phẩm không thể áp dụng được. Sau đây là những tiêu chuẩn để người uống trà xét đoán, lựa chọn một loại trà xanh Nhật Bản để thưởng thức hợp với túi tiền và mục đích của mình.
Giá cả của trà xanh Nhật Bản là một tiêu chuẩn rất ít sai (nếu không muốn nói là hoàn toàn chính xác) khi mua trà xanh Nhật Bản. Với loại trà xanh rẻ tiền, đóng gói sơ sài với bao giấy bóng trong suốt, thường số lượng 500 grams hay một kilô với giá cả khoảng 100 yen- 200 yen (1- 2 USD) cho 100grams, đây là loại trà để uống giải khát mà thôi.

Có thể chia ra 3 hạng trà xanh Nhật bản như sau:
a. Loại trà hạ phẩm:
- Cánh trà thường to, dầy, thô vì được biến chế từ những lá trà già lấy ở phần dưới nhánh cây trà.
- Là sản phẩm dư thừa của loại trà cao cấp, chẳng hạn như cuống của những lá non dùng cho trà cao cấp.
- Có loại lại trộn thêm vào khoảng 20% gạo rang hay lúa mì rang, khi uống có mùi trà xanh hòa trộn với mùi hơi khét của gạo rang.
Loại trà xanh hạ phẩm này thường không có mùi thơm vì nhà sản xuất không cho vào loại trà bột vào. Loại này thường uống trong giờ giải lao của nhân viên lao động trong hãng xưởng hay uống hàng ngày trong những gia đình nghèo Nhật Bản cũng như ở những tiệm ăn uống bình dân. Với loại trà này cách pha trà như đã tả ở trên.
b. Loại trung bình:
Loại này thường được đựng trong các bao bằng alumin hay trong hộp bằng kim khí, có 2 nắp rất kín đáo. Hình thức trình bày rất trang nhã và hấp dẫn. Trọng lượng mỗi gói khoảng 50-100 grams. Loại này có đặc tính sau đây:
- Có rất nhiều hạng khác nhau, thường giá cả từ 1000 yen - 6000 yen/100 grams (9- 50 USD). Trên thị trường thường đóng gói cỡ 100 gram, nhưng nếu đóng gói cỡ cỡ 50grams, thường là loại ngon của hạng này.
- Khi mở gói trà hay hộp trà người ta nhận thấy ngay đặc tính của loại này như sau:
- Có mùi thơm rất dịu
- Cánh trà nhỏ cánh, xanh đậm
- Có màu xanh của bột trà bám trên thành bao alumin hay thành hộp trà, đó là loại trà bột (dùng trong lễ dâng trà ) được nhà sản xuất cho vào để làm gia tăng phẩm chất. Càng nhiều trà bột cho vào càng ngon và càng đắt giá.
- Khi pha trà lần đầu (60 độ, 2 phút) chỉ để hòa tan loại trà bột và một phần nào hương vị của cánh trà mà thôi. Chính vì vậy lần uống đầu tiên này mang đến khẩu vị nhiều hơn là mùi vị. Nhưng ở lần pha thứ 2 và thứ 3 luợng trà bột đã giảm sút nhưng nhờ nhiệt độ nước pha cao (80-90 độ) làm bốc hơi mùi vị thơm của cánh trà. Với loại trà trung bình hạng tốt, người ta có thể pha lần thứ tư vẫn còn mùi vị ngon của trà.Tóm lại lần pha trà đầu tiên để người ta thưởng thức “Vị” của trà, từ lần thứ hai, thứ ba người ta thưởng thức HƯƠNG của trà.
- Ðây là loại trà thường uống hàng ngày ở những gia đình khá giả hay để đãi khách cũng như ở các văn phòng của các vị lãnh đạo hãng.
c. Loại hảo hạng:
Loại này là loại trà biến chế từ lá trà non (Việt Nam gọi là trà búp), sản xuất bởi những hãng trà nổi tiếng, kèm theo in ấn và lịch sử của nhà sản xuất hay loại trà. Trong đó nhà sản xuất lựa chọn những địa danh trồng trà nổi tiếng ở Nhật Bản .
Các nhà sản xuất trà xanh ở Nhật cũng nhập cảng hay có các cơ sở biến chế sơ khởi ở ngoại quốc như ở Trung Hoa, Bắc Việt Nam, Tây Tạng, Bắc Lào… Nhưng theo ý kiến của người Nhật thì những loại trà mà họ mang từ ngoại quốc vào Nhật Bản chỉ để sản xuất loại trung bình hay hơn trung bình một tí mà thôi. Còn những loại trà hảo hạng hay loại trà bột đặc biệt dùng cho các lễ dâng trà đều được biến chế từ các vườn trà đặc biệt ở miền Nam và miền Trung Nhật Bản.
Với loại trà hảo hạng, thường đóng gói rất nhỏ (35- 100 grams), thường 50 grams và được trộn vào rất nhiều trà bột. Người Nhật Bản khi có dịp uống loại trà này họ tuân thủ phương pháp pha trà một cách tuyệt đối để không phí phạm và nhất là hưởng thụ được tất cả hương vị của loại trà xanh quí và đắt tiền. Loại trà này người ta có thể pha đến lần thứ 5 nước trà vẫn thơm ngon và mát dịu. Dĩ nhiên loại này chỉ dùng trong các trường hợp tiếp đãi khách quí và trong các trường hợp đặc biệt mà thôi. Giá cả cũng rất thay đổi tùy theo nguồn gốc của vật liệu và của nhà sản xuất, có thể gần 50 US$ cho một bịch trà khoảng 50 grams! Những người biết thưởng lãm loại trà này họ có nhiều dụng cụ phức tạp, cầu kỳ để cung ứng cho nhã khiếu uống trà của họ.
Vài chú ý căn bản 
Khi chúng ta quen biết một gia đình người Nhật hay có dịp du lịch Nhật Bản… Chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều dịp được các bạn bè Nhật Bản mời về nhà họ. Chắc chắn món giải khát đầu tiên, gần như không thay đổi của ngươì Nhật là mời chúng ta uống trà xanh và ăn một vài loại bánh ngọt đặc biệt để gia tăng hương vị của trà. Sau đây là vài điều ghi chú mà chúng ta nên chú ý:
- Ăn một vài miếng bánh ngọt trước khi uống trà.
- Khi chúng ta uống hết trà trong tách, không khi nào tự ý lấy bình trà rót vào tách của mình hay lấy bình thủy tự ý pha trà cho mình… Làm như vậy chúng ta đã vô tình làm sai lệch cách pha trà của chủ nhân (vì họ biết rõ loại trà mà họ đãi chúng ta phải pha như thế nào, đặc biệt theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất). Người Nhật, nhất là người phụ nữ (vợ bạn hay các bà mẹ) rất kín đáo và chú ý, thường thường họ nhìn thấy tách uống trà của chúng ta hết và họ tiếp cho chúng ta ngay. Trong trường hợp họ bị vướng bận điều gì mà họ quên, chúng ta chỉ cần khen trà ngon là họ sẽ hiểu ngay và tiếp cho chúng ta tức thì.
- Khi chúng ta pha trà xanh, tuyệt đối không bao giờ lấy nước đang sôi từ chiếc nồi ruôn vào bình trà. Ðây là một sai lầm rất nặng về nguyên tắc và cả về mỹ thuật nữa. Với người pha trà chuyên môn, nguời ta để ấm nước không đậy nắp trên bồn than rất nhỏ, nước nóng ở khoảng 90 độ C, rồi họ dùng một chiếc muỗng bằng tre nhỏ để múc nước pha trà. Tùy thuộc vào lượng nước họ múc ở trong nồi và thời gian họ rót nước nóng vào bình trà để điều chỉnh nhiệt độ của nước pha trà (đây là một trong nhiều xảo thuật trong trà đạo).
Sưu tầm!

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Phương pháp chọn ấm và dùng ấm trà hiệu quả!


Bước 1. Chọn ấm pha trà.
Nên chọn ấm như thế nào? Câu hỏi đó không phải dễ trả lời. Nó tùy theo nhu cầu. Thường thì chúng ta chỉ uống một mình hay hai người nên ấm không nên lớn quá. Ấm nào chỉ đủ rót ra hai tới bốn ly là vừa. Ấm độc ẩm (chỉ rót được một ly) cầm lóng cóng mà lại mất công rót đi rót lại hoài, không tiện. Ấm song ẩm dùng khi uống một mình và nếu uống hai người thì phải loại lớn hơn để mỗi lầm rót ra đủ cho mỗi người hai chén. Cũng nên có thêm một hai ấm lớn phòng khi phải đãi “tục khách” sau những buổi họp mặt đông người.
Ấm dùng hàng ngày không nên mua loại hình dáng kỳ dị, khó pha và cũng khó rửa. Ấm trơn hoặc ấm hình kỷ hà, trang trí nhã nhặn, diểm vài chữ viết … là tiện nhất. Trà, ấm cũng không thoát khỏi qui luật tiền nào của nấy tuy rằng nhiều khi cũng mua được một cái ấm giá hời. Những ấm đắt tiền thường là đất tốt, da mịn, trông qua cũng biết loại thượng phẩm. Nếu thực sự muốn dùng ấm vào mục đích uống trà, ta nên kiếm những kiểu giản phác, miệng rộng thân bè (như kiểu của Huệ Mạnh Thần) để dễ châm và thay bã trà. Những kiểu lạ lùng, kiểu cọ để chưng hơn là để dùng. Ấm trà bán theo bộ, nghĩa là đủ mọi thứ trong một “set” thường không phải là loại hảo hạng, chỉ dùng trong việc tiếp khách đông người. Ấm rẻ tiền hạng soàng, sờ nhám tay, trong lòng ấm chỗ lồi chỗ lõm, thô tạo.

Bước 2. xử lý ấm mới mua.
Ấm mua về không nên dùng uống ngay. Tốt hơn cả là dùng giấy nhám nhuyễn đánh trong ngoài cho sạch sẽ, trơn tru hết những bụi đất sét còn bám vào. Sau đó phải rửa cho hết mùi đất. Thường thì nên nấu trong nước sôi một lúc cho kỹ hơn. Những người chuyên môn chỉ là phải cho trà cũ vào nấu trong ba tiếng đồng hồ để trà thấm vào những khí khổng khiến ấm sậm màu hơn và nhiễm mùi trà. Nếu không phải pha trà và đổ đi bốn lần đầu.Vũ Thế Ngọc chỉ một “bí quyết” của ông là đem ấm ninh trong trà trong bảy ngày đêm, đem ra rửa sơ rồi ủ vào trà trong hai tuần, ấm sẽ cũ như đã dùng hàng trăm năm. Các chuyên gia nói là nếu như định chọn ấm để dùng cho loại trà ngon thì không nên tôi ấm bằng trà thường mà phải dùng trà cùng loại vì mặt trong ấm sẽ nhiễm mùi và ảnh hưởng đến trà sau này.

Bước 3. Bảo quản và sử dụng ấm.
Theo thời gian, ấm uống trà lâu ngày cũng ngả màu dần, chuyển sang đậm hơn lúc mới mua và cũng bóng hơn. Ấm tử sa không nên rửa hay cọ bên trong mà chỉ tráng bằng nước nóng, để cho khô và dùng khăn sạch lau bên ngoài. Vì thế ấm dùng lâu năm có đóng một lớp cao, càng dày, càng quí. Mỗi cái ấm chỉ nên dùng một loại trà để hương vị thuần nhất. Một bộ trà dùng lâu trở nên thân thiết như một người bạn, khác hẳn những sưu tập khác chỉ là sở thích mà không có liên hệ trực tiếp với đời sống hàng ngày.Có người cầu kỳ còn ví rằng mỗi lần uống trà là phối hợp cả ngũ hành kim (ấm đun nước), mộc (trà), thủy, hỏa và thổ (bình trà). Người Việt Nam ta không coi uống trà như một thứ nghi lễ như người Nhật, lại cũng không huê dạng, phô diễn như người Tàu. Tuy cũng chuộng ấm Tàu, trà Tàu nhưng thường là một phần của sinh hoạt làm tăng hương vị cho đời sống. Không ai nghĩ rằng phải cất công đi hàng nghìn dặm để kiếm cho được một hũ nước pha trà.

Sưu tầm Internet

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Thuốc từ trà, pha trà ra thuốc

Ngoài công dụng là nước giải khát, giải nhiệt, một số loại trà còn có thể trở thành những vị thuốc hay giúp phòng và trị nhiều bệnh hiệu quả. 
Các kết quả nghiên cứu của y học cổ truyền xưa nay và y học hiện đại đều đã công nhận trà là một dược liệu tốt cho sức khoẻ. Trong trà có chứa hơn 450 thành phần hoá học và hầu hết có giá trị dinh dưỡng và dược thiện cao. Một số công dụng trị bệnh của trà đã được đánh giá hiệu quả:
Trị viêm đường ruột cấp tính: nếu ăn phải những thực phẩm không sạch gây ra đau bụng, đi ngoài, có thể pha một cốc trà thật đặc để uống.
Giải độc: chất axít tannic trong trà đặc có thể kết hợp với chất độc làm cho ngưng tụ, kéo dài sự hấp thụ của chất độc vào cơ thể, có lợi cho cấp cứu, chữa trị.
Kiết lỵ do vi khuẩn: bất luận là kiết lỵ cấp tính hay mãn tính, phương pháp uống trà đặc để chữa trị đều có hiệu quả rõ rệt.
Mụn nước: pha một cốc trà đặc, để nguội rồi chấm nước trà bôi vào chỗ đau, mỗi ngày ba lần, sử dụng liên tục.
Sâu răng: ngậm nước trà trong miệng để trà ngấm vào kẽ răng. Mỗi ngày uống mười lần.
Ngoài ra còn có thể pha trà chung với một số vị thảo dược khác, giúp mở rộng hơn các tác dụng phòng và trị bệnh của trà. Xin giới thiệu một số bài thuốc từ trà dễ thực hành và cho hiệu quả cao để bạn đọc tuỳ điều kiện lựa chọn:
Trà gừng: lấy 7g trà và 10 lát gừng tươi, cho vào ấm đun sôi, uống sau bữa ăn, giúp giải cảm, ớn lạnh, viêm họng, ho kéo dài và tăng huyết áp.
Trà muối: lấy 3g trà và 1g muối ăn, cho vào ấm ngâm khoảng bảy phút, lấy ra uống. Mỗi ngày uống 4 – 6 lần có thể giúp sáng mắt, tiêu viêm, giải đờm, giảm sốt. Thích hợp trị cảm, ho, mắt đỏ, đau răng… Những người làm việc trong văn phòng, ít mất mồ hôi thì chỉ nên dùng lượng muối bằng nửa (0,5g), người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng loại trà này.

Trong trà có chứa hơn 450 thành phần hoá học và hầu hết có giá trị dinh dưỡng và dược thiện cao
Trà đường: lấy 15g trà, 60g đường trắng hãm với hai bát nước đun sôi sau đó để ngoài trời qua đêm (dùng miếng gạc đậy kín). Sáng sớm hôm sau uống hết, tác dụng lưu thông khí huyết, điều hoà kinh nguyệt, chữa bế kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
Trà hành: lấy 10g trà, 10g bạch chỉ, ba nhánh hành cho vào ấm cùng với lượng nước vừa phải, đun sôi, uống nóng. Có công dụng chữa các loại bệnh cảm cúm.
Trà gạo: lấy 100g gạo, 6g lá trà xanh rửa sạch, hãm với nước sôi trong sáu phút, lấy nước trà nấu cơm, mỗi ngày ăn một lần. Tác dụng điều hoà tiêu hoá, chữa đầy bụng, khó tiêu.
Trà giấm: lấy 3g trà và 1g giấm. Trà ngâm cùng nước sôi trong vòng 5 phút, sau đó lọc hết bã, cho giấm vào, mỗi ngày uống ba lần, có tác dụng trị chứng đau dạ dày, ngừng kiết lỵ, trị đau răng, đau bụng do giun đũa ở trẻ em…
Trà tỏi: lấy một củ tỏi giã nhỏ và 60g trà, đem hãm với nước sôi. Uống cả ngày, uống trong bảy ngày. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát khuẩn, long đờm.
Trà hoa cúc: lấy 9g lá trà xanh, 6g hoa cúc trắng hãm với nước sôi uống nguội. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, chữa đau đầu, đau mắt đỏ, tăng huyết áp.
Trà mật ong: trà 3g, mật ong 2ml. Hãm trà với nước sôi để lấy nước, khi uống cho mật ong vào, có công dụng ngừng đi ngoài, viêm họng, tưa lưỡi, viêm lợi, viêm chân răng, dưỡng máu, thích hợp để trị táo bón, dạ dày không tốt. Mỗi lần, ngậm ba phút rồi nuốt.
Trà cháo: gạo tẻ 100g, trà 6g, lấy nước sôi ngâm trà trong sáu phút, lọc bỏ bã. Sau đó cho gạo vào nấu thành cháo, có tác dụng tốt cho dạ dày, tiêu khí.

Tổng hợp từ Internet!
amthuctra

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Phương pháp Pha trà ngon với 3 bước đơn giản!

Làm thế nào để pha một tách trà ngon, Amthuctra xin chia sẻ bí quyết đơn giản đó qua Slide sau nhé!



Các bạn có thể xem Video tại:


Chúc các bạn thưởng thức trà ngon!
www.amthuctra.com

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Mùa thu và Trà hoa cúc, cảm xúc hòa quyện!


Một chút hương hoa nhẹ nhàng của mùa thu và hương vị tươi mới của trà hoa cúc có thể giúp bạn khởi đầu một ngày mới thật hiệu quả.

Từ thời xa xưa người Ai Cập, Hi Lạp và La Mã đã sử dụng hoa và lá của hoa cúc để làm thuốc chữa bệnh. Còn ngày nay, các nhà khoa học ở trường Đại học Aberystwyth - Anh và trường Toyama - Nhật Bản đang nghiên cứu phương pháp chiết xuất tinh chất hoa cúc làm dược phẩm chữa bệnh tiểu đường.

Trà hoa cúc từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị các vấn đề sức khỏe khác nhau bên trong và bên ngoài. Mặc dù, có những lợi ích sức khỏe tiềm năng, trà hoa cúc có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người vì vậy nếu bạn dị ứng với phấn hoa hoặc đang điều trị bệnh thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống trà hoa cúc.
Tốt cho sức khỏe
500ml trà hoa cúc không đường có 6 calo, 1g carbohydrate và 1g protein. Ngoài ra còn chứa 0,4mg vitamin C; 580 IU vitamin số lượng nhỏ của vitamin B, folate, niacin và axit pantothenic; 142mg kali; 29mg canxi; 13mg phốt pho; 8mg magiê và sắt 0,6mg. Trà hoa cúc không chứa natri và caffeine. 
Trà hoa cúc có thể giảm bớt căng thẳng, nhức đầu và làm dịu miệng hoặc cổ họng khô. Trà hoa cúc có thể giúp thư giãn bằng cách làm dịu thần kinh của bạn.
Cải thiện sức khỏe tim mạch: Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering báo cáo rằng hoa cúc làm tăng lưu lượng máu mạch vành. Theo trang web Herbs2000.com đã có thử nghiệm lâm sàng được thực hiện ở Trung Quốc và Nhật Bản chỉ ra rằng hoa cúc có hiệu quả giảm huyết áp và các triệu chứng huyết áp cao như mất ngủ, chóng mặt và nhức đầu. Những nghiên cứu này cũng chứng minh rằng các đặc tính kháng sinh mạnh của hoa cúc cũng có thể có hiệu quả để điều trị đau thắt ngực, hoặc đau ngực mà bắt nguồn từ bệnh tim mạch vành.
Làm giảm bớt triệu chứng cảm nóng: Theo tạp chí “Natural Health”, các nhà y học cổ truyền Trung Quốc sử dụng trà hoa cúc để điều trị cảm nóng, (hoặc cảm lạnh kèm theo sốt, sưng hạch và đau đầu). Họ sử dụng hoa cúc khô, hoa kim ngân khô, bạc hà khô cùng 1 lít nước sôi và cho bệnh nhân uống trà hoa cúc này hai giờ một lần để giúp giảm bớt các triệu chứng cảm nóng.
Điều trị phát ban nhiệt: Trà hoa cúc cũng có thể điều trị phát ban nhiệt. Y học Trung Quốc tin rằng phát ban nhiệt là một triệu chứng của sự mất cân bằng nhiệt độ bên trong. Họ kết hợp 2 muỗng canh hoa cúc khô, 1 muỗng canh lá bạc hà và 1 lít nước sôi. Ngâm trà trong khoảng 20 phút rồi uống khoảng 1/2 tách trà hoa cúc mỗi hai hoặc ba giờ cho đến khi phát ban nhiệt biến mất. Tạp chí “Natural Health” gợi ý nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có đường hoặc dùng nhiều gia vị vì nó có thể tạo ra nhiệt nhiều hơn trong cơ thể của bạn.
Cải thiện sức khỏe của mắt: Trà hoa cúc cũng có thể có hiệu quả trong điều trị các vấn đề về mắt, bao gồm cải thiện về tầm nhìn của những người đã sút kém tầm nhìn. Trà hoa cúc có hiệu quả chống lại các bệnh nhiễm trùng cấp tính của mắt, như viêm kết mạc cấp tính. Hãy thử nhấm nháp trà hoa cúc nếu bạn bị khô mắt hoặc đỏ mắt do đọc sách nhiều hoặc làm việc với máy tính trong thời gian dài.
Cân nhắc khi dùng trà hoa cúc
Không chỉ phụ nữ mang thai nên tránh trà hoa cúc mà một số người không nên uống trà hoa cúc do tăng nguy cơ của một phản ứng dị ứng. Nếu bạn nhạy cảm với cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, bồ công anh bạn cũng có thể có dị ứng với hoa cúc. Sử dụng không đúng cách với những người quá nhạy cảm có thể gây ra sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm phát ban, khó nuốt, thở khò khè, khó thở, sưng mặt, chóng mặt, da nhợt nhạt và mất ý thức.
Không sử dụng trà hoa cúc nếu bạn đã bị tổn hại chức năng gan, động kinh hoặc bệnh hen suyễn, sử dụng nó một cách thận trọng nếu bạn bị ung thư hoặc HIV hoặc đang dùng thuốc cho một hệ thống miễn dịch bị tổn hại, bệnh tiểu đường, mụn rộp hoặc bệnh gút.
Sử dụng trà hoa cúc có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời. Bạn có thể nhận thấy rằng da của bạn dễ bị “đốt cháy” hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi sử dụng trà hoa cúc nên bảo vệ làn da của bạn với quần áo hoặc kem chống nắng trước khi ra ngoài trời
Tránh sử dụng trà hoa cúc nếu bạn đang dùng thuốc chỉ định để làm giảm huyết áp. Trà hoa cúc có thể tăng cường tác dụng của thuốc hạ huyết áp, có thể làm tăng nguy cơ bị giảm nghiêm trọng trong huyết áp bình thường của bạn.

Sưu tầm, từ LangvietOnline


Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Phương pháp pha trà ngon!

Không nên uống trà xanh quá nóng, điều quan trọng là không dùng nước vừa sôi để pha trà; trà xanh quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho thực quản của người dùng.


Nếu là trà búp như trà xanh Thái Nguyên hoặc Olong , bạn nên pha trong ấm sứ hoặc bằng gốm, nước pha khoảng 90 độ (không đổ trực tiếp nước sôi mà chiết qua phích rồi đổ vào ấm) sẽ giúp trà không bị luộc chín.
Đầu tiên, người dùng tráng ấm bằng nước nóng rồi cho trà vào, chế một chút nước cho ngập trà để trà kịp nở cánh (trong 2 phút) rồi đổ nước đầu. Sau đó, bạn chế nước để uống, đặc loãng tùy sở thích mỗi người, để trong vòng 5-10 phút cho trà ngấm. Bước tiếp theo, người dùng rót ra chén nhỏ (nửa chén) sau đó rót lại vòng nữa để các chén có vị trà đều như nhau. Loại trà mạn này khi pha nước sẽ có màu xanh ánh vàng, hương thơm, vị hơi chát nhưng uống xong ngọt nơi đầu lưỡi.

Với các loại trà túi nhúng như hồng trà , Corona Gold… cách pha trà đơn giản hơn. Đầu tiên, bạn cần tráng tách uống bằng nước nóng để giữ cho trà quyện vào tách hơn khi pha. Khi pha trà, người uống rót thẳng nước nóng lên mặt tép trà, không nên cho nước vừa đun sôi sẽ dễ bị sủi bọt và chát trà. Bạn nên để trà ngấm trong vòng 3-5 phút (5 phút cho hồng trà và 3 phút cho trà Corona Gold).
Bạn nên chú ý đóng hộp thật chặt sau khi dùng để giữ được mùi thơm và hương vị; đổ trà mới vào chỉ sau khi hết sạch trà cũ; bảo quản trà trong hộp kín gió, khô, sạch. Mỗi túi trà được đóng riêng trong một túi thiếc nhỏ hoặc túi thiếc hút chân không giúp đảm bảo hương vị của trà bền hơn.
Ngoài ra, nhiều người có thói quen uống trà ngay sau khi ăn với mục đích tráng miệng, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, bạn nên dùng trà sau bữa ăn khoảng 20 phút. Bạn không nên uống trà xanh quá nóng; không nên dùng nước vừa sôi để pha trà; trà xanh quá nóng hoặc quá lạnh không tốt cho thực quản của người dùng. Một số người hay có thói quen uống nước trà đã để qua đêm. Điều này không tốt cho sức khỏe vì sau một đêm trong trà có thể đã xuất hiện những nấm mốc và các loài vi sinh.
Mùa thu đã đến, một tách trà pha đúng cách bạn sẽ cảm nhận được văn hóa và hơi thở cuộc sống ấm nồng hơn.
Sưu tầm!




Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

6 bước với Văn hóa thưởng thức trà!


Cây Chè là loại cây truyền thống của Dân tộc Việt Nam, và Trà là thức uống quen thuộc của người dân Việt Nam từ xa xưa cho đến nay. Dù bạn đi đến đâu cũng thấy người dân Việt Nam dùng Trà, và dùng vào mọi thời điểm.Trà có trong cuộc sống hàng ngày và có cả trong những ngày lễ. Xưa các cụ có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện” nhưng ngày nay khi một người bạn đến chơi nhà quý nhau lúc nào cũng có chén trà ngon mời nhau.

Cây trà là một loại thảo dược quý của Việt Nam. Dùng trà rất có lợi cho sức khoẻ. Người dân Việt Nam ta dùng trà như một loại thức uống hàng ngày tuy nhiên để có một ấm trà ngon không phải ai cũng biết cách pha. HVH đã có cơ hội được nghe và được trực tiếp thưởng thức trà theo cách pha truyền thống nay xin chia sẻ lại với các bạn

Để có một ấm trà ngon phụ thuộc vào 4 yếu tố:

1. Nước ngon: Nước pha trà ngon nhất là nước mưa. Tuy nhiên do nhà máy công nghiệp ngày càng nhiều, không khí bị ô nhiễm thì nước mưa không còn là nguồn nước sạch nữa nên không nên dùng để pha trà. Bạn có thể dùng nước giếng khơi khoan sâu dưới lòng đất và để đảm bảo hơn thì nên lọc qua tia RO.

2. Chè ngon: trà ngon nhất là loại trà một tôm, tức là chỉ có 1 cái lái nõn non nhất của ngọn chè. Trà ngon nhất là ngọn chè được hái vào mùa đông. (Tất nhiên trà có ngon hay không còn phụ thuộc vào cách chế biến chè)

3. Ấm pha trà: là loại ấm bát tràng, ấm đất không trì, giữ được nhiệt.

4. Cách pha trà.

Chuẩn bị: Ấm trà nhỏ, cho chén vào trong bát loa to, kẹp gắp chén khi ở trong nước sôi, thìa xúc chè cho vào ấm.

Bước 1:
 Tráng bên trong ấm bằng cách rót nước sôi và lắc đều ấm rồi bỏ nước tráng ấm đó đi

Bước 2: cho chè vào ấm. Số lượng chè tuỳ thuộc vào khẩu vị của từng người thích trà đậm hay nhạt, và số lượng người thưởng thức trà (Độc ẩm, nhị ẩm, tam ẩm, tứ ẩm, ngũ ẩm hay quần ẩm)

Bước 3: (Tẩy sạch bụi trần) rót nước sôi (tốt nhất từ 90 – 95oC) săm sắp vào trà và đợi 5 s sau đó rót nước rửa trà đó vào bát loa để chén để tạo mùi hương trà cho chén.

Bước 4: (Ủ trà) Rót nước sôi lần 2 vào chè trong ấm. Lượng nước tuỳ thuộc vào số lượng người uống và mong muốn độ đậm nhạt của trà. Trong lúc đợi trà, ta rót nước sôi vào các chén trong bát loa. Đợi 3 đến 4 phút trà tan ta gắp chén ra đĩa.

Chú ý trong lúc đợi trà tan ta thường xuyên dội nước sôi lên ấm trà để giữ nhiệt cho ấm trà.

Bước 5: (Rót trà ra chén) Ta nên rót đều vòng tròn không nên rót từng chén một, nếu rót từng chén một thì độ đậm nhạt các chén trà khác nhau. Rót từng tí một, rót nhẹ nhàng để vụn trà không ra cùng, không rót đầy chén trà, chỉ nên rót 1/2 đến 2/3 chén trà, hết ta lại rót tiếp.

Bước 6: (Thưởng thức trà) Cầm chén trà lên trong lòng bàn tay truyền từ tay phải qua tay trái để cảm nhận độ nóng ấm của chén trà và cảm nhận mùi hương của trà toả ra. Trước khi uống hãy cảm nhận mùi của chén trà bằng cách đưa nhẹ chén trà qua mũi, hít vào nhẹ nhàng và nhâm nhi từng ngụm trà nhỏ.

Trà ngon là chén trà khi bạn uống vào sẽ có vị chát sau đó khi nuốt rồi bạn thấy có vị ngọt.


Sưu tầm, Theo Yeah!

MATCHA SÔ-ĐA


Nguyên liệu:
- 30ml nước cốt trà xanh
-150ml nước cốt sô-đa
-30ml nước đường
-1/3 quả chanh, đá viên.



Thực hiện:
- Cho đá viên, nước đường, sô đa vào bình lắc.
-Vắt nước cốt chanh vào,lắc nhẹ cho lạnh, rót ra ly.
- Nhẹ nhành cho nước cốt trà xanh vào.
Rất đơn giản bạn đã có một ly Matcha Sô-đa  ưng ý rui đó.hi!



www.matcha.vn
Matcha| Bột trà| Trà ngon| Phòng trà| Văn hóa trà

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Đắt đỏ thú chơi trà của nhà giàu Trung Quốc, đẳng cấp hay sự thể hiện.

Vào một tối thứ bảy ẩm ướt của tháng Chín, một nhóm từ hai mươi đến ba mươi giáo sư tập trung tại một phòng trà trong một tòa nhà công nghiệp tại khu trưởng giả lân cận Hong Kong.

Những phú ông hiện đại
Họ hít hà và nhâm nhi một loại trà Ô long từ những chiếc cốc sứ nhỏ màu trắng trong khi nhận xét về mùi thơm, hương vị và dư vị của trà và loại thức ăn nào hợp với nó.
Một phần một thế hệ đã từng bỏ qua các lá chè vì các loại đồ uống lattés, espressos và frappucinos được bán bởi các chuỗi cửa hàng quốc tế như Starbucks nhưng những người trẻ tuổi Trung Quốc hiện đang tái khám phá truyền thống uống trà của đất nước.
Và khi làm như vậy, họ đã làm dấy lên một sự bùng nổ vừa là một hiện tượng văn hóa vừa là một hiện tượng kinh doanh.
"Cha mẹ tôi uống trà như thế này mỗi ngày nhưng tôi hiếm khi làm vậy", Sharon Ho, một người 30 tuổi làm kế toán nói khi cô uống từng ngụm một tách trà Ô long đá đen được trồng trên vùng núi tại tỉnh Phúc Kiến ở miền đông nam Trung Quốc.

Giá của các loại trà hiếm và cao cấp của Trung Quốc, ví dụ như Pu Erh, một loại trà màu đen được ủ có thể 100 năm, hoặc First Flush Longjin, một loại trà tươi - đã tăng vọt trong thập kỷ qua.

Ngành công nghiệp này, được định hình theo nhiều cách song song với sự quyến rũ của các loại rượu vang phương Tây, đã biến trà trở thành một cách mang đậm bản sắc Trung Quốc để phô trương sự giàu có và đầu tư tiền tiết kiệm.

Ngày nay, trà đã trở thành một cách mang đậm bản sắc Trung Quốc để phô trương sự giàu có.
Ngày nay, trà đã trở thành một cách mang đậm bản sắc Trung Quốc để phô trương sự giàu có

Thu nhập khủng

Ricky Szeto, giám đốc điều hành nhà sản xuất trà thảo mộc Hong Kong Hung Fook Tong là một trong số nhiều người tìm được sự thành công trong ngành công nghiệp này khi làm mới sản phẩm truyền thống bằng những sản phẩm cũng như phong cách phục vụ mới.
Ngày nay, đồ uống đóng chai của Hung Fook Tong bao gồm các thành phần như nhân sâm, hoa cúc, mật ong…được bán tại các siêu thị và cửa hàng tiện ích khắp Hong Kong và Trung Quốc.

Công ty cũng có 93 cửa hàng tại Hong Kong và 32 cửa hàng khác tại khắp Trung Quốc bán đồ uống cũng như thức ăn nhẹ thảo dược tươi mát.

Một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Hung Fook Tong là Tortoise Plastron Jelly, một đồ uống pha chế màu đen, hơi đắng được làm từ bụng rùa, mà theo y học cổ truyền thì rất tốt cho làn da. “Mọi người yêu một thứ gì đó thuộc về truyền thống nhưng theo phong cách khác, một phong cách hiện đại”, ông nói.

Ông Szeto cho biết, nhu cầu hiện rất lớn, doanh thu của công ty tăng 20% mỗi năm. Dự tính năm nay họ sẽ thu về khoảng 700 triệu đô la Hong Kong (90 triệu USD).

Các công ty nước ngoài cũng chứng kiến sự bùng nổ. Cửa hàng Starbucks tại Trung Quốc cũng bán các loại trà truyền thống của Trung Quốc bên cạnh vô số các sản phẩm Starbucks.

Và Rahul Kale, giám đốc kinh doanh quốc tế tại Typhoo Tea, đã nhìn thấy cơ hội tại Trung Quốc cho sự ổn định của sản phẩm trà trong đó bao gồm các thương hiệu đặc biệt như Heath & Heather Infusions và Ridgways…Khẩu vị cũng được thay đổi, từ 100% trà Trung Quốc sang nhiều hương vị khác.

Tuy nhiên, thị trường rộng lớn của Trung Quốc lại không sở hữu hệ thống chuỗi kinh doanh phòng trà bài bản. Theo Hiệp hội quảng bá chè Trung Quốc, có hơn 60.000 phòng trà nằm rải rác khác đất nước và hầu hết đều hoạt động độc lập.

Khi người giàu uống trà


Trước đây, các phòng trà có thể là nơi mà những người bình thường thư giãn thì giờ đây nhiều phòng trà đã nhắm đến những doanh nhân giàu có muốn tìm kiếm một nơi để gặp gỡ và trao đổi với đối tác. Họ trả phòng theo giờ và kèm theo cả tiền trà.

Xu hướng chuyển dịch sang đối tượng khách hàng giàu có được phản ánh thông qua những mức giá khủng của một số loại trà Trung Quốc. Một bánh trà Pu Erh (từ đầu thế kỷ trước) có trọng lượng khoảng 345 gam giờ đây có thể được bán với giá hơn 25.000 USD.

Thường thì trà được làm từ lá trà của những cây lâu năm, hoang dã hay tại những dãy núi nhất định sẽ được bán với giá cao.

Sự bùng nổ của ngành công nghiệp thôi thúc một doanh nhân tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc trồng một giống trà được bón phân gấu trúc có giá lên đến 3.500 USD cho 50 gam.

Tuy nhiên, những người sành uống trà như bà Mak tại Hong Kong thì cho rằng, nhiều khi giới buôn bán lợi dụng tâm lý khách hàng để đầu tư trục lợi. Không có cách thực nghiệm nào để khẳng định được xuất xứ của trà nên rất có thể nhiều người tiêu dùng dễ dàng bị lừa.

Vivian Mak, một chuyên gia về trà chuyên nếm và pha chế trà theo cách truyền thống sử dụng bộ pha trà bằng sứ nhỏ tinh xảo và một dụng cụ kim loại trên một khay gỗ để bỏ nước dư. Nhưng cô tự hào về việc đưa một phương pháp hoàn toàn mới vào một ngành công nghiệp đã cũ.

Loại đồ uống điển hình của cô là chè xanh ướp hoa nhài mà được phục vụ trong một ly martini. Cô phục vụ thứ đồ uống thơm phức và đẹp mắt này như một lựa chọn thay thế rượu vang tại các sự kiện của công ty cho các khách hàng như Goldman Sachs.

Mak tin rằng các loại trà khác nhau của Trung Quốc có thể hoàn thiện với bất kỳ loại món ăn nào. Có thể là trà xanh Longjin đượm đà với một món ăn hải sản Trung Quốc hay một loại trà Ô long đậm đi kèm với một món món hầm kiểu Pháp. Cô cũng thích dùng các loại trà với các loại sô cô la khác nhau.

“Cũng như rượu vậy, bạn có thể phục vụ một cái gì đó nhẹ nhàng hơn với nhiều mùi vị hơn tùy thuộc vào loại thực ăn. Trà cũng tương tự vậy.”

Nước ngoài quan tâm

Các công ty nước ngoài đã chú ý đến sự phát triển này. Vào năm 2010, Starbucks, cứ bốn ngày lại mở một cửa hàng tại Trung Quốc năm ngoái, đã bán ba loại trà truyền thống của Trung Quốc cùng với vô số các sản phẩm có liên quan đến cà phê của mình.

Và Rahul Kale, giám đốc kinh doanh quốc tế của Typhoo Tea đã nhìn thấy cơ hội tại Trung Quốc cho các loại trà của hãng gồm các thương hiệu đặc sản như Heath& Heather Infusion và Ridgways cũng như dòng sản phẩm trà đen thương hiệu Anh trùng tên của mình.

Ông nói: “Khẩu vị đang thay đổi từ 100% trà Trung Quốc sang cái gì đó rộng lớn hơn. Và người Trung Quốc thích các thương hiệu nước ngoài.” Tuy vậy, hiện tại Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1% doanh số bán hàng của Typhoo.

Thị trường rộng lớn của Trung Quốc không sản sinh ra một chuỗi trà trong nước danh tiếng. Theo Hiệp hội quảng bá Trà Trung Quốc, có hơn 60.000 hãng trà nằm rải rác trên khắp đất nước, hầu hết đều hoạt động độc lập.

Khi một nơi để người bình dân có thể nghỉ ngơi thư giãn với việc chơi bài hoặc mạt chược hoặc hầu như không phải trả gì cho loại đồ uống thơm ngon của họ phát triển thì rất nhiều hãng trà hiện đang hướng các doanh nhân giàu có tìm kiếm một nơi để đàm phán các vụ làm ăn. Họ sẽ trả tiền theo giờ cho một căn phòng cùng với loại trà mà họ uống.

Sự chuyển hướng sang thị trường cao cấp được phản ánh qua các mức giá sốc của một số loại trà Trung Quốc. Một bánh trà nén (khoảng 345g) của Pu Erh khoảng nửa đầu của thế kỷ trước có thể được bán với mức giá lên tới 200.000 đô la Hồng Kông (hơn 25.000 USD).

Người bán có thể tính giá cao cho các lá chè được hái từ các cây lâu năm hoặc từ một vùng núi đặc biệt nào đó. Những người mê trà bàn luận về mức độ ô xy hóa hoặc quá trình lên men, tã lá và ép lá và liệu trà được thu hoạch vào mùa xuân hay mùa hè.

Sự thổi phồng đã thúc đẩy một doanh nhân tại tỉnh tây nam Tứ Xuyên trồng một loại trà được chăm bón bởi phân gấu trúc có giá lên tới 3.500 USD/50g.

Tuy nhiên, những người sành trà như bà Mak tại Hồng Kông lại nghi ngờ việc mua trà cho mục đích đầu tư. Không có cách thực nghiệm để biết xuất xứ của trà vì vậy người mua dễ dàng bị lừa.

Bà nói: “Việc đó quá mang tính suy đoán. Không cần biết nó đắt hay rẻ, bạn phải tập trung vào hương vị.”
THÁI ANH - TUYẾN NGUYỄN (Theo BBC)

Văn hóa ẩm thực trà các Nước!


Chỉ thế thôi cũng đủ trả lại cho tâm hồn sự bình yên vốn trở nên hiếm hoi trong cuộc sống bề bộn này…
a. Trà đạo Nhật Bản:
Với người Nhật, trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, nhằm mục đích hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Các buổi trà đạo thường diễn ra với những nghi thức cầu kỳ với những qui định nghiêm khắc nhưng hết sức tinh tế.

Với một bộ dụng cụ pha trà rất đặc biệt, tinh xảo, chủ nhà biểu diễn các bước pha trà với những cử chỉ tỉ mỉ, khéo léo và nhanh nhẹn. Trước hết bột trà được cho vào bát sứ với một lượng chuẩn nhất định (khoảng nửa muỗng cà phê). Sau đó chủ nhà rót nước sôi vào từng bát một rồi dùng một dụng cụ nhỏ bằng tre đánh nhẹ cho đến khi trà sủi bọt rồi cung kính mang đến cho từng người khách.

Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng bát trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống. Những buổi trà đạo làm cho con người quên đi những nhọc nhằn thường nhật, tâm hồn trở nên thanh thoát.

b. Nghệ thuật uống trà của Trung Hoa:

Nếu có dịp đi du lịch Trung Quốc, bạn sẽ được thưởng thức nghệ thuật uống trà của người Trung Hoa tại một số quán trà nổi tiếng ở Bắc Kinh.

Bước đầu, chủ quán, những cô gái trẻ xinh đẹp trong trang phục truyền thống sẽ hồ hởi chào khách rồi giới thiệu sơ qua xuất xứ, lai lịch, cách chăm sóc, chế biến, cách nhận biết chất lượng các lọai trà: trà long tĩnh, trà ngọt, trà sinh thái, trà ô long, trà tam thất, trà hoa cúc…Mỗi lọai một hương thơm, tinh chất, mùi vị khác nhau. Theo lời giới thiệu thì trà nào cũng có công dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, trẻ mãi không già v.v…

Trong khi một cô gái giới thiệu về trà thì hai cô khác súc ấm, tráng chén, chọn chè…Mỗi động tác đều rất chính xác, khéo léo và uyển chuyển như múa. Có lẽ vì thế mà ly trà có vẻ đậm đà hương vị, ngọt ngào tinh khiết hơn chăng ?

c. Uống trà ở Nga:

Trà là thức uống được yêu thích của đất nước này. Là một xứ lạnh nên người Nga không uống trà kiểu nhâm nhi như người châu Á. Hầu như gia đình Nga nào cũng có ấm “Xamova”(ấm tự nấu). Nhờ thế, nước trà lúc nào cũng nóng.

Người Nga thường uống trà đen (hương vị gần giống như trà Lípton), trong những cái ly thật to (khỏang 100 – 200 ml), với đường hoặc với kẹo. Có nhiều người vừa uống trà vừa cắn những miếng đường hay một thứ kẹo nào đó. Trà đen thường uống với chanh. Lọai chanh màu vàng, to bằng nắm tay, không chua lắm và rất thơm. Những mùa đông Nga buốt giá, thật tuyệt vời khi ngồi quanh ấm Xamova, nhấm nháp những ly trà đen nóng hổi, nhìn những bông tuyết rơi trắng xóa bên ngoài cửa sổ …

d. Uống trà theo kiểu Ấn Độ:

Có lần, một anh bạn người Ấn Độ đã biểu diễn cách thức uống trà của dân tộc mình. Anh ta nấu một bình nước sôi, cho vào đấy một ít trà đen. Đợi vài phút cho trà thấm, anh ta cho vào bình đó khỏang 1/3 hộp sữa đặc. Sau khi quấy đều cái hỗn hợp đó, anh ta nhấc xuống. Trong khi tôi tròn mắt nhìn thì anh ta nhấp một hớp, xúyt xoa: “Ngon quá !”. Tôi gật gù “Có thể !”. Bởi ngon hay dở là tùy thuộc khẩu vị từng người!

e. Trà đạo Việt Nam:
Dạo này, ở nhiều thành phố đã xuất hiện các quán trà sang trọng được bố trí theo phong cách Nhật Bản nên việc thưởng thức trà tại đây cũng được gọi là trà đạo. Ở đây có nhiều lọai trà với đủ thứ tên gọi hoa mỹ. Ví dụ như trà Vọng nguyệt là trà ướp hoa lài, trà Tịnh tâm ướp hoa sen, trà Long tĩnh là các lọai trà búp non, trà Cung đình là trà mạn, thêm một số vị thuốc bắc khác như du tử, cát căn, cam thảo, long nhãn, táo tàu …

Điều hấp dẫn ở những quán trà Cung đình này là một không gian tĩnh lặng với cách bố trí gần gũi với thiên nhiên. Những lối mòn lát gạch yên tĩnh tạo cho khách cảm giác thanh bình yên ả. Những gốc cây cổ thụ trầm tư, tượng trưng cho sự trường thọ. Vài cây tre thẳng đứng thể hiện cho sức mạnh và chí tiến thủ. Một hồ nước nho nhỏ với hòn non bộ, cầu treo, thác nước, biểu trưng cho tiền tài và của cải…

Các quán trà đạo hoặc trà Cung đình thường có những phòng nhỏ riêng biệt, yên tĩnh và kín đáo. Mỗi phòng được thiết kế, bài trí khác nhau nhưng đều trang nhã và lịch sự, với những bức tranh tĩnh vật, những kiểu sắp đặt nghệ thuật và những lọ hoa tươi.. Khách ngồi trên những chiếc gối bông quanh cái bàn thấp hoặc trên những chiếc chiếu hoa.
Các cô tiếp viên trong những bộ trang phục cổ xưa bưng lên những bộ đồ trà giả cổ với đầy đủ các “dụng cụ” chuyên dụng: Bộ ấm chén màu gan gà, khay gỗ, que đảo trà, đũa gắp, hộp đựng đường phèn, phích nước sôi …Vừa tráng ly, đảo ấm, pha trà…cô gái vừa giới thiệu về xuất xứ, công dụng, cách thức pha của từng lọai trà.

Với một ấm trà 15- 20 ngàn đồng, khách có thể vừa nhâm nhi vị trà, vừa đàm đạo đủ thứ chuyện trên trời dưới biển với thời gian bao nhiêu tùy thích. Trong chén trà cung đình nhỏ xíu xiu ấy có đến mấy thứ mùi vị khác nhau: Vị chát của trà, mùi thơm của cam thảo, vị ngọt dịu của táo tàu, vị ngọt mát của đường phèn…Nhấp một hớp trà, chép chép miệng, tận hưởng và phân định từng lọai hương vị. Thỉnh thỏang, dùng que gắp gắp một miếng long nhãn hay quả táo tàu, đưa lên miệng nhấm nháp…
Chỉ thế thôi cũng đủ trả lại cho tâm hồn sự bình yên vốn trở nên hiếm hoi trong cuộc sống bề bộn này

Theo CongSongTea

VẺ ĐẸP VĂN HOÁ TRÀ VIỆT NAM


Ở Việt Nam, luôn tồn tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương. Rất tiết độ, người Việt không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục vì quan niệm trà là một triết học về sự tế nhị, thanh tao, sự suy ngẫm và. đầu óc tỉnh táo, là sự giao hoà với thiên nhiên, sự ứng xử với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con nguời… Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hoá trà thanh lịch và tỏa hương.

Trà phong tục của người Việt
Với nhiều dân tộc trên thế giới, từ lâu trà (gọi chệch đi là chè) đã trở thành một thứ đồ uống hết sức thông dụng. Người Nga, Anh, Pháp hay Hà Lan đều say mê trà theo cách riêng của mình. Ðặc biệt, với người dân châu á, uống trà được nâng thành thứ nghệ thuật thưởng thức sành điệu mang đậm chất thơ và màu sắc tôn giáo. Nổi bật có Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Nhật Bản có trà đạo, Trung Hoa và Việt Nam không có trà .đạo vì muốn giữ trà ở vị trí nghệ thuật và quan niệm rằng nghệ thuật phải phi công thức.
Trung Hoa có ‘ ‘ Trà Kinh’ ‘ , hàng nghìn trang sách và hàng vạn tư liệu nói về nghệ thuật uống trà đã được trưng bày thành bảo tàng trà. Việt Nam có cách uống trà riêng, có thể gọi là trà phong (phong cách uống trà). Phong cách uống trà của nguời Việt không hề bị ảnh hưởng theo Trung Hoa hay Nhật Bản như quan niệm của nhiều người. Nghệ thuật uống trà biểu hiện phong phú những khía cạnh văn hóa ứng xử của người Việt Nam.
Trong gia đình truyền thống, người dưới pha trà cho người trên, phụ nữ pha trà cho đàn ông. Người ta có thể uống trà một cách im lặng khi sự im lặng chứa chất nhiều điều, người ta có thể xét đoán tâm lý của người đối diện lúc dùng trà và khi đã trở thành một cái thú thì không thể quên nó. Trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.

Trà trong lịch sử văn hoá Việt Nam
Toàn thế giới có 40 nước trồng trà và kho dữ liệu trà của Trung Quốc đã khiến người ta cho rằng đó là quê hương của cây trà. Nhưng các tư liệu cổ và những kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học nước ngoài cùng Hiệp hội Chè Việt Nam đã chỉ ra rằng trà không xuất xứ từ Trung Hoa (không thấy cây trà thiên nhiên hay cây trà hoang ở châu thổ sông Hoàng Hà).
Quê hương của cây trà ở tận phương Nam. Mặc dù người Trung Hoa đã biết đến trà từ đời Chu nhưng mãi đến thời kỳ nhà Tùy, cây trà mới từ phương Nam (Nam Chiểu xưa) và Việt Nam (Nam Việt xưa) nhập vào Trung Quốc. Ðến đất Trung Hoa, trà được chăm sóc tinh vi và sau nhiều năm tháng, trà được đưa lên hàng nghệ thuật. Thứ nữa, theo tài liệu khảo cứu của Uỷ ban Khoa học Xã hội thì người ta đã tìm thấy dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè có từ thời kỳ đồ đá Sơn Vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn-Nghĩa Lộ-Yên Bái), trên độ cao 1,000 met so với mặt biển, có một vùng chè hoang khoảng 40,000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Như vậy, có thể nói Việt Nam chính là một trong những chiếc nôi cổ nhất của cây chè thế giới. Ngay từ thế kỷ XVIII, Phạm Ðình Hồ đã viết về uống trà từ trước đó hàng nghìn năm. Nguyễn Tuân có tùy bút về trà, Thạch Lam viết về trà xanh, Cao Bá Quát chê người uống trà ướp hương. Ca dao thì nói: ” Làm trai biết đánh tổ tôm, uống trà mạn hảo xem nôm Thuý Kiều… ” Chàng trai xưa còn tự hào: ” Anh đây hay tửu hay tăm, hay nước trà đặc hay nằm ngủ trưa…” Trà là cái thú của người lịch lãm, trong đó trà mạn (thứ tốt là trà mạn hảo) mà trước thường quen gọi là trà Tàu là thứ trà quý nhất.
Trà có nhiều loại. Người nông thôn trồng mấy gốc trà bởi có thú ra vườn tuốt mấy nắm lá, hãm một nồi to, ăn khoai luộc, hút thuốc lào… Sang hơn có trà ‘ ‘ mật vịt’ ‘ (trà xanh pha đặc như mật con vịt). Trà hạt là nụ trà phơi khô, ủ vào tích có hoa cúc chi hoặc mấy lát gừng cho ấm giọng. Xoàng là trà bồm, lá già, tận dụng khi đốn đau cây trà .để chờ lứa trà búp mới mùa xuân.
Trà bánh còn ‘ ‘ xoàng’ ‘ hơn nữa, giống như một thời có loại chè ba hào hoặc nói vui ” chín hào ba” (chín hào ba gói), nước vàng vàng mà không hương không vị. Người Nghệ An, Hà Tĩnh có tục mời nhau uống chè tươi, chè xanh vì họ coi trọng tình làng nghĩa xóm. Mùa hè nóng, đi làm đồng về, thứ quý nhất là bát chè xanh đặc pha chút đường. Trà mạn xưa cũng là trà lá già, sau ướp sen thành trà mạn sen là thứ quý. Thời bao cấp, trà loại hai đã là quý. Tết mới được phân phối mỗi gia đình một gói, trà loại một đã là mừng lắm, đó là Thanh Hương, Thanh Tâm, gói 50 gram. Hai loại trà ngon nhất Việt Nam là trà Thái Nguyên và Trà tuyết Suối Giàng bởi do đặc điểm vùng tiểu khí hậu, trà trồng ở nơi ấy có tỷ lệ đường, caffein nhiều hơn và tỷ lệ tananh (chất chát) ít hơn so với trà trồng ở các tỉnh khác. Không chỉ là thứ đồ uống thơm ngon, trà còn là một loại dược thảo rất tốt. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong lá chè có chứa 20% tananh có tác dụng sát khuẩn mạnh, một lượng lớn caffêin, hợp chất thơm, tinh dầu cùng một số loại vitamin… Hai công dụng lớn nhất của lá chè là làm tăng tuần hoàn máu, tăng cường chức năng hoạt động của thận và giúp tế bào AND tái tạo, giảm bớt các đột biến gen có thể dẫn đến ung thư, chữa bệnh sâu răng, kích thích hệ thần kinh trung ương giúp cho tinh thần sảng khoái. Caffein trong trà giúp cho lợi niệu, dễ tiêu hóa, chữa chứng xơ vữa động mạch, loại trừ chất độc trong cơ thể, lưu thông khí huyết. Dân gian Việt Nam và Trung Quốc còn lưu truyền vô vàn cách chữa bệnh bằng chè. Người xưa có thơ rằng: Bán dạ tam bôi tửu Bình minh sổ trản trà Mỗi nhật cứ như thử Lương y bất đáo gia (Mai sớm một tuần trà Canh khuya dăm chén rượu Mỗi ngày được như thế Thầy thuốc xa nhà ta) Nhưng có lẽ trà quan trọng và nổi tiếng hơn chính vì ở nhiều nước, việc uống trà đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa, tiêu biểu là Văn hóa Thiền. Nét đẹp nhất của văn hóa Thiền tông là thế giới thuần khiết, thanh tịnh, tao nhã và êm dịu. Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội bởi vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao.
Theo: TraDeVuong

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật, một văn hóa ẩm thực trà sâu sắc.

Nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.
Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà.
Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với cái thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tính Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phầm đặc sắc thuần Nhật. Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính và nhập định thiền để đạt giác ngộ

TRÀ VỚI CUỘC SỐNG

Từ xưa tới nay, uống trà là một sinh hoạt hàng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới. Uống trà không những có lợi cho sức khỏe mà còn là một thú vui tinh thần khi ngồi yên lặng nhâm nhi chén trà, ngẫm nghĩ về cuộc sống nhân sinh. Dần dần, việc thưởng trà trở thành một cách thức giúp con người trở lại với bản tính tự nhiên của mình. Đó là chính là Trà đạo.

Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ “Hoà, kính, thanh, tịch”.

“Hòa” có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.

“Kính” là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.

Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Đó là ý nghĩa của chữ “Thanh”.

Khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt. Đó là ý nghĩa của chữ “Tịch”.

Bốn chữ “Hòa, Kính, Thanh, Tịch” như một thước đo bản thân vị trà nhân đang ở vị trí nào trên con đường Trà đạo.

Vậy thì “Trà đạo là gì?”, đã có ai trong những người quan tâm đến trà đạo chúng ta đã từng đặt câu hỏi này cho mình hay chưa.

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng đi từ quá trình hình thành của trà đạo cho đến các dụng cụ được sử dụng trong pha trà; từ trà thất cho đến cách pha trà; từ cách phục vụ trà cho đến cách uống trà... Tất cả làm nên việc thưởng trà của chúng ta được sống động và trọn vẹn.

Lịch sử


Giai đoạn 1

Vào thế kỷ thứ 8 - 14 trà bắt đầu được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc. Lúc đó có các cuộc thi đấu đoán tên trà. Văn hóa uống trà giai đoạn đó giống như những trò chơi xa xỉ và các người quý tộc rất thích dụng cụ uống trà Trung Quốc.

Trong hoàn cảnh như vậy, có một nhà sư tên là Murata Juko tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà. Ông đến với trà với tư cách là một nhà sư, rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Trà đạo ra đời như thế.

Juko yêu cái đẹp "wabi" và "sabi".

Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến, người kế nghiệp tiếp theo là Takeno Jyoo.

Jyoo quan niệm: "Mặc dù xung quanh chúng ta chẳng có gì cả: không hoa, không lá, chỉ có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh."

Giai đoạn 2 
Sau Jyoo, thế kỷ 16, Senno Rikyu mới là người đưa ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai). Senno Rikyu đã là thày dạy trà đạo cho Oda Nobunaga (Shogun - người đứng đầu giới võ sĩ) của thời Azuchi. Sau khi Oda Nobunaga chết, Toyotomi Hideyoshi lên (thời Momoyama) thì Senno Rikyu tiếp tục dạy cho ông này. Như vậy, hoạt động của Senno Rikyu khá phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ, ảnh hưởng mạnh đến chính trị thời đó.

Cùng thời với Senrikyu, cũng có hoạt động của Yabunnouchi Jyochi (học trò của Takeno Jynoo). Yabunouchi Jyochi là trà sư của chùa Honganji, ngôi chùa lớn nhất ở Nhật Bản. Theo Yabunouchi, Trà đạo nằm trong các hành động của bản thân.

Ngoài ra còn có nhiều trà nhân khác nữa.

Ngày xưa, các trà nhân pha trà theo cách riêng của mình. Nhưng sau thế hệ thứ nhất, người ta đã bắt đầu tạo ra cách pha trà chung. Nếu các phái khác nhau cũng chỉ khác nhau ở trên bề mặt nghi thức pha trà, còn đạo là duy nhất.

Giai đoạn 3


Trà đạo trong thời hội nhập

Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi.

Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà.

Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây. Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể mặc áo theo kiểu Tây phương.

TRÀ THẤT 
Trà thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là “nhà không”. Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng. Trong khu vườn nhỏ có thể bố trí một vài nét chấm phá để tạo nên một ấn tượng về một miền thung lũng hay cảnh núi non cô tịch, thanh bình. Nó như một bức tranh thủy mặc gợi lên bầu không khí mà Kobiri Emshiu đã tả:

Một chòm cây mùa hạ,
một nét biển xa,
một vừng trăng chiếu mờ nhạt.

Trên con đường dẫn đến trà thất có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta rửa tay trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất:

Tôi nhìn ra,
không có hoa,
cũng không có lá.
Trên bờ biển,
một chòi tranh đứng trơ trọi,
trong ánh nắng nhạt chiều thu.

Ngôi nhà uống trà làm bằng những nguyên liệu mong manh làm cho ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Ðiều thiết yếu là ngôi trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá. Lối vào nhà nhỏ và thấp đến nổi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, thậm chí vị samurai luôn luôn mang theo cây kiếm bên mình, cũng phải để lại nó ở bên ngoài. Bước vào phòng trà là một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, mà chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.

TOKONOMA 



Tokonoma là góc phòng được trang trí, hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Bản thân từ "tokonoma" ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như nó.

Có một vài dấu hiệu để biết đâu là tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp. Hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình. Bạn có thể nhìn thấy một hộp hương trầm. Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở Tokonoma tuỳ từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất. 
 
Khi bước vào một trà thất, bạn thường quỳ và ngắm tokonoma một lát. Bạn cũng có thể nói về các vật được trưng bày. Thiền gây ảnh hưởng đến tokonoma lẫn chabana... chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.

Chabana (茶花) là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana. Cha, theo nghĩa đen là trà và ban là biến âm của từ hana có nghĩa là hoa.

Phong cách của chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất.

Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa.

Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men, cho đến tre, thuỷ tinh và các vật liệu khác.

Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.

KANEJIKU
Kakejiku là một tác phẩm bằng tranh treo trên tường, ở kotonoma, hay còn gọi là thư pháp. Thư pháp có thể là một bức tranh, có thể là một câu nói mang ý nghĩa nào đó như "Bình thường tâm là đạo", hoặc đơn giản chỉ là một chữ "VÔ".

CÁC DỤNG CỤ PHA TRÀ 

1. Kama (nồi đun nước):
quai xách rời sẽ tháo ra khi vào buổi trà đạo. Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Shaku để rót vào bát.

2. Tetsubin (ấm đun nước):

thích hợp với kiểu pha trà rót nước trực tiếp từ ấm đun vào bát.

3. Chawan (bát trà):

có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý vào quan trọng nhất của Trà đạo. Có rất nhiều loại bát khác nhau, nhưng với những trà nhân Nhật Bản xưa kia cũng như ngày nay, bát trà gắn liền với tên tuổi của họ, bên cạnh sự yêu thích về nghệ thuật còn là sự ngưỡng mộ về lịch sử và văn hoá. Bát trà được các trà nhân yêu quý như chính bản thân họ vậy. Bởi vậy việc một bát trà có giá trị bằng một căn nhà đối với người hiểu về bát, cũng không có gì là lạ.

Bát trà được làm bằng gốm. Chất liệu được ưa thích không phải là những chiếc bát tròn vẹn bóng bẩy kiểu Trung quốc, mà là những chiếc bát thô sơ giản di, và hơn nữa, là được làm bằng tay. Chiếc bát trà thậm chí lại không tròn, phù hợp với lý tưởng của trà đạo là “ tìm kiếm sự toàn vẹn trong cái bất toàn”.

Ở Nhật bản có rất nhiều dòng gốm nổi tiếng theo từng vùng, nhưng với các trà nhân Nhật Bản thì : "nhất Raku, nhì Hazi, ba Karatsu”.


- Hagiyaki: lò gốm tại huyện Yamaguchi của Nhật. Bát của Hazi có đặc trưng là màu hồng nhạt, chân đế thường được cắt hình tam giác.


- Karu: do dòng họ Karu tại Kyoto sản xuất, bằng tay và không dùng bàn xoay. Đặc trưng là được phủ men đậm hoặc nâu đỏ, xương gốm mềm và thô.

- Karatsu: sản xuất tại saga và nagasaki trong đảo Kyashu. đặc trưng là xương gốm phủ áo trắng, trang trí hoa văn đơn giản bằng sắc màu nâu.

- Ngoài ra có rất nhiều loại bát khác nhau, mang những đặc trưng riêng đã được đặt tên như: Mishima, Kohiki, Hakeme, Tenmokuyu… Gốm sứ Việt nam rất được các trà nhân ưa chuộng ngay từ thế kỉ 15, là thế kỉ phát triển rực rỡ của trà đạo.

Khi đưa một bát trà cho khách, nếu bát có khắc hoa văn thì hoa văn luôn được hướng về phía khách chính để tỏ lòng hiếu khách. Đây cũng là một trong những nét lễ nghi đặc trưng của trà đạo: "Hoà- kính- thanh- tịnh".

4. Natsume (hộp đựng trà):

làm từ gỗ sơn mài, cũng mang những nét đặc trưng riêng của từng trà nhân giống như bát vậy. Natsume có thể được trang trí hoa văn bên ngoài và trong buổi trà đạo hoa văn này được quay về phía những nơi trang trọng nhất. Trà trước khi cho vào natsume phải được lọc cẩn thận để không vón cục ảnh hưởng đến hương vị. Trà trong natsume được trình bầy theo hình núi Phú-sỹ, vốn là biểu tượng của Nhật bản.

5. Chasen (dụng cụ pha trà):

được làm bằng tre một cách công phu và cũng là một dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, hay trà bột. Chasen mới và các tua tre phải đều, thì bát trà pha ra mới ngon, đều và đẹp mắt.

6. Chasaku (thìa xúc trà): làm bằng tre, dùng để múc trà ra bát. Giữa cán chasaku là khấc tre, và người cầm chasaku không được cầm quá khấc này, để đảm bảo tính vệ sinh của trà. Cũng là một nét đặc trưng trong tính lễ nghi của Trà đạo.

7· Chakin (khăn lau): làm từ vải trắng, để lau bát trước khi pha trà. Chakin luôn phải sạch và ẩm, nhưng không được ướt, và phải là màu trắng.


8. Shaku (gáo múc nước): dùng để múc nước nóng từ kama vào bát, hoặc châm thêm nước lạnh từ ngoài vào nồi. Các quy tắc sử dụng shaku đã tạo ra những nét hấp dẫn rất đặc trưng cho kiểu pha trà này, từ cách cầm dụng cụ, cách di chuyển đến tiếng nước róc rách chẩy từ shaku xuống bát trà.

9. Futaoki: Đi kèm shaku là futaoki, là dụng cụ kê nắp kama khi mở.

10. Kensui: là dụng cụ để nước bẩn, có thể làm bằng các chất liệu như tre, gốm… nhưng trong phòng trà luôn nằm ở vị trí sau để đảm bảo sạch sẽ.

BÁNH

Có thể nói bánh truyền thống của Nhật Bản đã phát triển cùng thói quen uống trà của người Nhật. Trong những lễ hội 4 mùa, người Nhật làm những chiếc bánh hình dáng nhỏ nhắn để thể hiện phong vị thiên nhiên, và bánh thường được thưởng thức cùng với trà. Bánh truyền thống nổi tiếng được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên, bốn mùa, từ thơ Waka, Haiku (là các thể thơ cổ của Nhật Bản) và cảm hứng từ quê hương.

Theo ThongtinNhatban